-->
Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán. Tác dụng của Đương Quy rất tốt, là thuốc đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh. Đương quy cũng là một thành phần quan trọng trong ” Khang Nữ Đan”. Bài viết sau sẽ giúp tìm hiểu rõ về tác dụng của đương quy trong việc chữa bệnh.
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô .
Nguồn gốc: Năm 1960, ta nhập từ Trung Quốc, giống cây Đương Quy có tên khoa học là Angelica sinensi Diels, thuộc họ Hoa tán
Phân bố: Loài cây của Trung Quốc phát triển ở vùng cao 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Việt Nam nhập trồng vào đầu những năm 60 hiện nay phát triển trồng ở Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng, thông đại tiện.
Tác dụng của đương quy:
Y học cổ truyền (YHCT) chia bệnh về huyết thành một số thể như huyết hư, huyết trệ, xuất huyết.
Huyết hư: biểu hiện da xanh xao, mắt thâm quầng, nhiều lòng trắng, môi thâm, lưỡi nhợt nhạt, người gầy yếu, kém ăn, mất ngủ, thường xuyên choáng váng, đau đầu, hoa mắt…, thường gặp ở những người mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau khi sinh hoặc sau mắc sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng (giun móc, giun tóc)… Để điều trị, YHCT thường sử dụng các thuốc bổ huyết như: đương quy, thục địa, bạch thược, long nhãn…
Huyết trệ (hay huyết ứ): cơ thể bị chấn thương tụ máu gây bầm tím, cơ nhục đau đớn, đau dây thần kinh, đau xương, khớp…; hoặc bế kinh, đau bụng kinh; hoặc ứ huyết sau sinh gây đau bụng, hoặc huyết lưu thông kém gây tức ngực, đau sườn, đau đầu, choáng váng… Trường hợp này thường sử dụng các thuốc hoạt huyết, như đan sâm, ích mẫu, kê huyết đằng, tô mộc, nga truật…
Xuất huyết: biểu hiện như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa (dạ dày, ruột…), trĩ xuất huyết, băng kinh… Thường dùng các thuốc mang tính chỉ huyết như địa du, trắc bách diệp, hà diệp, cỏ nhọ nồi, đại kế, tiểu kế… (sao đen hoặc sao cháy). Trên thực tế lâm sàng, các chứng bệnh thường xuất hiện đan xen các triệu chứng, như vừa bị chứng huyết hư lại kèm chứng ứ huyết, vừa bị thiếu máu lại bị bế kinh, đau bụng… hoặc vừa bị thiếu máu song vẫn bị chảy máu cam, xuất huyết dưới da… Để điều trị các triệu chứng trên, đương quy là vị thuốc phù hợp nhất.
Qua thực tế điều trị người ta thấy phần đầu của đương quy (quy đầu) vừa có tác dụng bổ huyết song lại thiên về tác dụng chỉ huyết; còn phần các đuôi rễ (quy vĩ), ngoài tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt huyết. Do đó tác dụng của đương quy dùng để trị các bệnh sau:
Đương Quy
Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017
Cây đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán. Tác dụng của Đương Quy rất tốt, là thuốc đầu vị trong các chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh. Đương quy cũng là một thành phần quan trọng trong ” Khang Nữ Đan”. Bài viết sau sẽ giúp tìm hiểu rõ về tác dụng của đương quy trong việc chữa bệnh.
Cây đương quy |
Nguồn gốc: Năm 1960, ta nhập từ Trung Quốc, giống cây Đương Quy có tên khoa học là Angelica sinensi Diels, thuộc họ Hoa tán
Phân bố: Loài cây của Trung Quốc phát triển ở vùng cao 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Việt Nam nhập trồng vào đầu những năm 60 hiện nay phát triển trồng ở Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng, thông đại tiện.
Rễ đương quy đã được bào chế |
Y học cổ truyền (YHCT) chia bệnh về huyết thành một số thể như huyết hư, huyết trệ, xuất huyết.
Huyết hư: biểu hiện da xanh xao, mắt thâm quầng, nhiều lòng trắng, môi thâm, lưỡi nhợt nhạt, người gầy yếu, kém ăn, mất ngủ, thường xuyên choáng váng, đau đầu, hoa mắt…, thường gặp ở những người mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau khi sinh hoặc sau mắc sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng (giun móc, giun tóc)… Để điều trị, YHCT thường sử dụng các thuốc bổ huyết như: đương quy, thục địa, bạch thược, long nhãn…
Huyết trệ (hay huyết ứ): cơ thể bị chấn thương tụ máu gây bầm tím, cơ nhục đau đớn, đau dây thần kinh, đau xương, khớp…; hoặc bế kinh, đau bụng kinh; hoặc ứ huyết sau sinh gây đau bụng, hoặc huyết lưu thông kém gây tức ngực, đau sườn, đau đầu, choáng váng… Trường hợp này thường sử dụng các thuốc hoạt huyết, như đan sâm, ích mẫu, kê huyết đằng, tô mộc, nga truật…
Xuất huyết: biểu hiện như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa (dạ dày, ruột…), trĩ xuất huyết, băng kinh… Thường dùng các thuốc mang tính chỉ huyết như địa du, trắc bách diệp, hà diệp, cỏ nhọ nồi, đại kế, tiểu kế… (sao đen hoặc sao cháy). Trên thực tế lâm sàng, các chứng bệnh thường xuất hiện đan xen các triệu chứng, như vừa bị chứng huyết hư lại kèm chứng ứ huyết, vừa bị thiếu máu lại bị bế kinh, đau bụng… hoặc vừa bị thiếu máu song vẫn bị chảy máu cam, xuất huyết dưới da… Để điều trị các triệu chứng trên, đương quy là vị thuốc phù hợp nhất.
Qua thực tế điều trị người ta thấy phần đầu của đương quy (quy đầu) vừa có tác dụng bổ huyết song lại thiên về tác dụng chỉ huyết; còn phần các đuôi rễ (quy vĩ), ngoài tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt huyết. Do đó tác dụng của đương quy dùng để trị các bệnh sau:
- Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu : đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm : đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ. Hoặc đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.
- Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh: đương quy, sinh địa, ngưu tất, hồng hoa, xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị các chứng xuất huyết: đương quy, bồ hoàng, đại hoàng, hòe hoa, a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.
- Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ: đương quy, viễn chí, cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Do trong thành phần có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh
Bài liên quan
Tạp Chí Làm Đẹp
Trả lờiXóa